Cao Ban Long: Công Dụng, Liều Dùng Và Kiêng Kỵ Khi Sử Dụng

Cao ban long là một vị thuốc quý của Y học cổ truyền, có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đông y thường sử dụng dược liệu này để cầm máu, bồi bổ sức khỏe, cải thiện giấc ngủ, tăng cường sinh lý… và cho hiệu quả rất tích cực.

Cao ban long là gì? Thông tin chung

Cao ban long còn có tên gọi là lộc giác giao – Loại cao được nấu từ gạc hoặc sừng hươu, nai đã già. Đây được xem là dược liệu quý của Đông y, thường được sử dụng trong bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị chảy máu dạ dày, nôn ra máu, thổ huyết, kinh nguyệt ra nhiều…

Đặc điểm của dược liệu

Được xem là “thần dược” sức khỏe, lộc giác giao sở hữu những đặc điểm nổi bật sau:

  • Mang màu nâu sẫm, trên bề mặt có nhiều nếp nhăn to – nhỏ không đều nhau. Đặc biệt, cao còn xuất hiện nhiều bọt khí cùng các vết lõm, khi chạm vào không gây dính tay.
  • Hình dáng dược liệu tương tự bánh xà phòng, độ dày khoảng 5cm, trọng lượng trung bình từ 50g tới 100g.
  • Thành phần cao ban long gồm sừng hươu hoặc nai đã già với một tỷ lệ nhất định.

Bào chế và bảo quản

Quy trình, cách nấu cao ban long không hề đơn giản. Từ việc chọn nguyên liệu cho đến khâu bào chế dược liệu phải tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu về an toàn, vệ sinh nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Cụ thể như dưới đây:

  • Chỉ sử dụng những chiếc sừng có phân nhánh, chạc cân xứng và đều nhau.
  • Thân sừng có phần gốc to, bè ra như chiếc đĩa là tốt nhất.
  • Ưu tiên những gạc có nhiều đường khía dọc, nhẵn bóng, mang màu vàng nâu, riêng đầu nhánh sẽ nhạt màu hơn.
  • Sừng hươu, nai rụng hằng năm đều có thể sử dụng để nấu cao ban long. Trong đó loại có đế thường có chất lượng tốt hơn loại không có đế.

Sau khi được thu hoạch, sừng hươu/nai phải trải qua rất nhiều công đoạn chế biến phức tạp:

  • Bước 1: Rửa sừng với nước phèn 1% trong khoảng 10 – 15 phút, một số đơn vị còn ngâm sừng với nước ấm qua đêm để đạt được độ mềm nhất định. Khi ngâm rửa sừng sẽ được xếp theo chiều dọc để đế sừng không bị chạm vào nước.
  • Bước 2: Sừng sau khi ngâm rửa sẽ được đem đi cạo hoặc đánh rửa lớp bên ngoài cho tới khi sạch hẳn, để lộ phần sừng trắng bên trong.
  • Bước 3: Cưa sừng thành các đoạn ngắn chừng 5 – 6cm sau đó chẻ đôi hoặc thái thành từng bản mỏng. Tiếp đến cần cạo sạch tủy trên sừng rồi rửa qua với nước lã, đem đi phơi khô hoàn toàn.
  • Bước 4: Lần lượt xếp sừng vào thùng nhôm rồi đặt một rọ tre ở giữa để chiết lấy dịch, tiếp đến đổ nước cho ngập phần dược liệu khoảng 10cm đun liên tục trong 24 tiếng. Trong thời gian đun nếu nước cạn thì tiếp tục cho nước vào và luôn duy trì ở mức ngập sừng, thường xuyên vớt bọt trong quá trình nấu cao. Phần nước chiết lần một đem đi cô đặc.
  • Bước 5: Thêm nước vào thùng nhôm và tiếp tục đun sừng thêm 24 tiếng nữa, rút lấy phần nước thứ 2 và đem đi cô đặc. Lặp lại như vậy tới lần thứ 3 rồi gộp 3 lần nước với nhau, nấu với lửa nhỏ, chú ý khuấy đều tay đến khi thu được phần cao đặc.
  • Bước 6: Khi cao ban long đã cô đặc thì đổ ra khay đã bôi dầu lạc để chống dính. Chờ cao nguội hẳn cắt thành từng bánh nhỏ với trọng lượng 50g – 100g gói trong túi bóng.

Kết thúc quá trình bào chế, cao ban long cần được bảo quản ở nơi kín gió, mát mẻ, khô thoáng. Dược liệu không phù hợp để cất trữ tại những nơi có nhiệt độ cao vì dễ gây tan chảy, mất đi dưỡng chất quý.

Tác dụng của cao ban long đối với sức khỏe người sử dụng

Công dụng của cao ban long được ghi chép trong nhiều văn thư cổ của Y học cổ truyền. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra lợi ích của dược liệu này đối với sức khỏe. Vậy thực tế cao ban long có tác dụng gì cho sức khỏe?

Theo Y học phương Đông

Y học cổ truyền ghi chép lại, cao ban long có vị mặn ngọt, tính ấm, không có độc. Dược liệu quy vào kinh Thận và kinh Can, đem lại hiệu quả trong:

  • Cường tinh, kích thích sinh tinh dịch và hoạt huyết.
  • Ích khí và bổ trung.
  • Làm mạnh gân cốt, chữa bệnh viêm khớpgiúp xương khớp dẻo dai, hết đau nhức.
  • Bồi bổ cơ thể, phục hồi thể trạng, chống suy nhược.

Theo khoa học hiện đại

Trong những nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra cao ban long chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có lợi như Acid Glutamic, Arginin, Lencin, Cystein, muối Canxi, Lysin, Tyrosin. Nhờ vậy, dược liệu đem lại hiệu quả cao trong:

  • Hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày, đau dạ dày, chảy máu đường ruột.
  • Xử lý hiệu quả tình trạng xuất huyết âm đạo, chảy máu tử cung, kinh nguyệt ra nhiều hoặc chu kỳ kéo dài bất thường.
  • Điều trị chứng chân tay lạnh, xương khớp đau nhức, tiểu nhiều lần, ra mồ hôi trộm.
  • Ngăn chặn suy nhược cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Chữa ho khan, ho có đờm, ho gió, viêm họng, bảo vệ sức khỏe hô hấp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cao ban long

Theo Y học cổ truyền, cao ban long là dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số cách sắc nấu, uống cao ban long hiệu quả an toàn nhất:

Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm, mệt mỏi sau ốm

Thành phần dược liệu: Cao ngũ gia bì, lộc giác giao, mật ong.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều các dược liệu với nhau sao cho hỗn hợp đặc sánh, sau đó vo tròn thành từng viên nhỏ.
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 3 – 4 viên (đối với người lớn) và 2 – 3 viên (đối với trẻ em). Liều lượng cụ thể sẽ gia giảm tùy theo cơ địa, tình trạng sức khỏe mỗi người.

Bài thuốc chữa mất ngủ, ăn không ngon miệng và sốt về chiều

Thành phần dược liệu: 40g lộc giác giao, 40g long nhãn.

Cách thực hiện:

  • Đun kỹ long nhãn rồi chắt lấy nước cốt.
  • Thái nhỏ cao bao long rồi cho vào nấu cùng nước long nhãn, liên tục khuấy đều tay và đun cho tới khi cao tan chảy.

Lượng nước thuốc thu được dùng ngay khi còn nóng để trị chứng mất ngủ, sốt khát nước về chiều, táo bón, ra mồ hôi trộm, lở miệng, vàng mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0963.353.368